Whiskas imagery

Tìm kiếm

Nhập từ khóa để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm

5 bước để có cuộc sống lâu hơn

Những bài kiểm tra sức khỏe quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của mèo

Chăm sóc một bé mèo là công việc đòi hỏi bạn dành toàn thời gian và trách nhiệm chính là đảm bảo bé mèo luôn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, để mỗi ngày của mèo đều là những cuộc phiêu lưu vui vẻ, kỳ thú. Mặc dù mèo là loài có thể lực bền bỉ cùng khả năng đề kháng tốt đối với hầu hết các loại bệnh tật nhưng chúng vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh đặc thù ở mèo. Vì vậy, để hoàn thành tốt “công việc tay trái” này, bạn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho mèo để đảm bảo chúng sống lâu và sống khỏe hơn.

Bài viết này sẽ chia sẻ một số bài kiểm tra sức khỏe quan trọng có thể thực hiện ngay tại nhà để giúp bạn theo dõi sức khỏe tổng thể của mèo cưng. Ngoài việc kiểm tra cân nặng, bạn cần chú ý theo dõi các dấu hiệu cảnh báo nhờ ngôn ngữ đuôi mèo, răng mèo trưởng thành, chất lượng bộ lông và làn da mèo, và mắt mèo. 

Cân nặng của mèo

Cân nặng trung bình của mèo là bao nhiêu?

Cân nặng lý tưởng ở mèo phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi và giống mèo. Tuy nhiên, cân nặng trung bình của mèo nhà trưởng thành thường dao động trong khoảng từ 4 đến 5 kg. Ngoài ra, cân nặng trung bình của mèo thuộc các giống lớn hơn, chẳng hạn như Maine Coon có thể đạt tới 8 kg!

Cách kiểm tra cân nặng của mèo?

Bạn có thể dễ dàng xác định mèo của bạn có cân nặng lý tưởng, hay bị béo phì, thừa cân chỉ bằng một phép kiểm tra trực quan. Với mèo béo phì và thừa cân, bạn sẽ không quan sát thấy xương sườn của mèo, và cũng không thể sờ thấy xương sườn dưới lớp mỡ. Ở mèo có cân nặng lý tưởng, bạn có thể quan sát rõ ràng và dễ dàng sờ được xương sườn. 

Cân nặng khỏe mạnh của các giống mèo khác nhau có khác nhau không?

Có, giống mèo là yếu tố chính quyết định cân nặng trung bình của mèo trưởng thành khỏe mạnh. Mèo giống nhỏ có thể có cân nặng trung bình thấp hơn; còn mèo giống lớn, chẳng hạn như Maine Coon, Savannah và Mèo rừng Na Uy có thể có cân nặng trung bình cao hơn nhiều.  

Tuổi tác ảnh hưởng thế nào đến cân nặng của mèo?

Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng khi xác định cân nặng lý tưởng cho mèo. Vì tỷ lệ mỡ ở mèo chủ yếu phụ thuộc vào lối sống và tỷ lệ trao đổi chất - là hai yếu tố thay đổi theo độ tuổi - cho nên cân nặng lý tưởng cũng có thể thay đổi tùy theo độ tuổi của mèo. 

Bí quyết duy trì cân nặng khỏe mạnh cho mèo

Dưới đây là một số bí quyết để duy trì cân nặng khỏe mạnh cho mèo.

  1. Không cho ăn tự do

    Cho ăn tự do dễ khiến mèo ăn quá nhiều so với mức cần thiết, khiến mèo tăng cân, trở thành mèo thừa cân hoặc mèo béo phì.

  2. Duy trì vận động thể chất

    Mèo vốn có bản tính hoạt bát và vui tươi. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể khiến mèo tăng cân, khiến chúng trở thành con mèo béo phì, lờ đờ và lười vận động. Khuyến khích mèo vận động và vui chơi sẽ giúp đốt cháy lượng calo dư thừa.

  3. Kiểm soát đồ ăn vặt

    Hãy chú ý đến lượng bánh thưởng, súp thưởng mà bạn cho mèo ăn. Bởi vì đồ ăn vặt cho mèo thường có hàm lượng calo cao, dễ khiến mèo béo phì hoặc thừa cân nếu bạn cho ăn không có kiểm soát.

Lông mèo và da mèo

Các loại lông mèo khác nhau

Tùy vào giống mèo mà lông mèo sẽ khác nhau. Dựa trên kiểu lông mèo, mèo có thể được phân thành - 

  1. Mèo lông dài

    Các giống như Mèo rừng Na Uy, Ragdoll, Maine Coon và Mèo Ba Tư có bộ lông dài yêu kiều.

  2. Mèo lông ngắn

    Các giống mèo lông ngắn sở hữu bộ lông ngắn và dày, ví dụ như mèo Anh lông ngắn, mèo Bengal, mèo Abyssinian, mèo Xiêm và mèo tai cụp Scotland.

  3. Mèo lông xoăn

    Mặc dù rất hiếm, nhưng những con mèo lông xoăn, chẳng hạn như Devon Rex, American Wirehair, LaPerm, Skookum và German Rex lâu nay luôn dễ dàng hạ gục mọi trái tim.

Dinh dưỡng có quan trọng đối với bộ lông và làn da của mèo?

Các chất dinh dưỡng như Biotin, Vitamin C và E và Riboflavin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ đàn hồi của da mèo và chất lượng của bộ lông mèo. 

Chải chuốt thường xuyên có ý nghĩa như thế nào đối với lông mèo và da mèo?

Mèo là những sinh vật có kỹ năng chải chuốt tuyệt vời. Chúng thường dành một khoảng thời gian đáng kể trong ngày để tự chải chuốt bộ lông xinh đẹp. Chải chuốt cho mèo không chỉ là một cách để mèo và bạn tương tác với nhau, mà quan trọng là điều này sẽ giúp loại bỏ lông rụng, lông bết rối, ve mèo, và các ký sinh trùng khác, đồng thời loại bỏ tế bào chết, mà những thứ này nếu tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 

Bao lâu nên tắm cho mèo một lần?

Bạn phải tắm cho mèo ít nhất mỗi tháng một lần bằng sữa tắm dành riêng cho mèo để loại bỏ bụi bẩn, và dầu thừa tích tụ trên da mèo, cũng như phần lông bết rối và các loại ký sinh trùng như ve mèo, bọ chét. 

Các loại bệnh ngoài da ở mèo

Một số loại bệnh ngoài da phổ biến ở mèo bao gồm:

  1. Nhiễm khuẩn trên vết thương hở và tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, đóng vảy và viêm da dạng vảy.
  2. Nhiễm trùng do bọ chét, ve và rận, cũng như phát ban, đốm đỏ trên da và da khô, bong tróc.
  3. Phản ứng dị ứng do vết cắn của bọ chét và các chất trong thức ăn.
  4. Các tác nhân môi trường như phấn hoa, bụi bẩn có thể gây ra mụn trứng cá ở mèo, bệnh nấm sporotrichosis, rụng lông nhiều bất thường.

Mắt mèo

Ngôn ngữ qua đôi mắt của mèo

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ngoài tiếng kêu meo meo mang đậm “thương hiệu” mèo, mèo còn có khả năng thể hiện cảm xúc và suy nghĩ thông qua một số phương thức giao tiếp khác, chẳng hạn như ánh mắt. 

Hãy tìm hiểu về các ngôn ngữ khác nhau qua đôi mắt của mèo để hiểu sâu hơn và thêm trân trọng người bạn mèo tuyệt vời của mình. 

  1. Ánh mắt thể hiện sự kích thích

    Mèo sử dụng ánh mắt để thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như sự phấn khích, sợ hãi, tức giận và vui sướng. Đồng tử của mèo sẽ giãn rộng đột ngột khi có sự kích thích mạnh mẽ về cảm xúc.

  2. Ánh mắt thể hiện sự tin tưởng

    Đối với mèo, tư thế phục tùng kèm theo đôi mắt mở to, thoải mái là biểu hiện của sự tin tưởng.

    Ngoài ra, mèo thường nhẹ nhàng húc đầu hoặc dụi má vào người mà chúng yêu mến. Hành động này thể hiện yêu thương và tin tưởng. Những cái chớp mắt nhẹ nhàng cũng là dấu hiệu của sự tin tưởng, khi mèo hoàn toàn thả lỏng và thư thái bên cạnh bạn mà không có bất kỳ sự cảnh giác hay phòng thủ nào.

  3. Ánh mắt thống trị

    Ánh mắt thống trị thường được thể hiện qua những cái nhìn chằm chằm, dữ dội, không chớp mắt. Ánh mắt này thường chỉ xuất hiện trong những gia đình nuôi nhiều mèo, nơi mà mèo cần thể hiện sự uy lực, quyền kiểm soát và sự hiếu chiến của mình trước con mèo khác.

    Mèo cũng nhìn chằm chằm không chớp mắt như một cách để cảnh báo con mèo khác không được lại gần bát thức ăn, khay vệ sinh hay “địa bàn” mà chúng coi là của riêng mình.

  4. Ánh mắt hung hăng

    Ánh nhìn “mắt đối mắt” không chớp mắt không chỉ thay cho lời cảnh báo chắc nịch mà còn cho thấy thái độ hung hăng, gây hấn của mèo. Ngoài ra, khi mèo bị công kích, chúng có thể nheo mắt lại như một phản ứng bản năng để bảo vệ mắt khỏi các đòn tấn công từ đối thủ.

  5. Ánh mắt thay cho hành động ôm hôn

    Mí mắt sụp xuống giống như đang ngủ nói lên rằng mèo đang cảm thấy thoải mái và thư giãn khi ở bên bạn.

    Không chỉ là những cái liếm láp đầy âu yếm, ánh mắt thư giãn kèm theo những cái chớp mắt chậm rãi, nhẹ nhàng của mèo khi nhìn bạn cũng là những cử chỉ thể hiện sự yêu thương.

Răng mèo

Mèo có bao nhiêu răng?

Mèo mọc răng từ khi còn là mèo con. Ban đầu mèo có 26 chiếc răng sữa, sau đó sẽ được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn.

Mèo có rụng răng không?

Răng sữa thường rụng khi mèo con được khoảng 11 tuần tuổi và sau đó mèo mọc răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn sẽ theo mèo cho đến cuối đời, do đó việc đánh răng cho mèo thường xuyên là điều rất cần thiết.

Chức năng của từng loại răng

Bộ răng sữa và răng vĩnh viễn của mèo đều bao gồm 12 răng cửa, 4 răng nanh, 10 răng tiền hàm (hay còn gọi là răng hàm nhỏ, hay răng cối nhỏ) và 2 răng hàm.

  1. Răng cửa

    răng cửa nhỏ có chức năng cắn thức ăn.

  2. Răng nanh

    răng nanh mèo dài hơn, dùng để cắn và giữ con mồi.

  3. Răng tiền hàm

    Răng tiền hàm ở mèo có chức năng cắn hạ con mồi và cắn vỡ các hạt thức ăn cứng.

  4. Răng hàm

    Răng hàm có chức năng cắn vỡ và nghiền nát các hạt thức ăn cứng.

Mèo không răng vẫn ăn được

Mèo vẫn có thể ăn thức ăn rắn khi răng mèo và răng nanh mèo rụng là vì nướu mèo có khả năng cắn vỡ thức ăn thành từng miếng đủ nhỏ để nuốt.

Tại sao mèo không bị sâu răng

Không giống như con người, răng mèo không có bề mặt ngang, nên những con vi khuẩn ăn đường không thể bám vào răng mèo, nhờ đó mà mèo không có nguy cơ bị sâu răng.

Các bệnh răng miệng khác ở mèo

Mèo có thể bị một số bệnh răng miệng như:

  1. Viêm nướu

    Viêm nướu bắt nguồn từ sự tích tụ mảng bám hoặc cao răng khiến nướu mèo bị sưng viêm và chảy máu.

  2. Viêm nha chu

    Viêm nha chu hiện chưa có nhiều phương pháp điều trị. Viêm nha chu nặng có thể gây yếu xương và mô nướu dưới răng mèo.

  3. Tái hấp thu răng hay Tiêu răng

    Tiêu răng là bệnh lý phá vỡ cấu trúc răng, có thể gây đau đớn và khó chịu. Hiện tượng tiêu răng thường bắt đầu ở bên trong răng mèo.

Bí quyết chăm sóc răng mèo

Dưới đây là các bí quyết chăm sóc răng mèo, giúp mèo có được bộ răng và nướu khỏe mạnh:

  1. Đánh răng cho mèo bằng kem đánh răng dành riêng cho mèo để duy trì nướu mèo khỏe mạnh.
  2. Ngoài việc đánh răng cho mèo, cũng nên tránh cho mèo ăn đồ ăn vặt chứa nhiều đường.
  3. Cho mèo ăn thức ăn hạt để ngăn ngừa mảng bám và cao răng trên răng mèo, đây cũng có thể cách hay để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho mèo bên cạnh việc đánh răng cho mèo.

Cơ thể mèo

Dấu hiệu phổ biến của ngôn ngữ cơ thể ở mèo

Ngoài ngôn ngữ của ánh mắt, mèo cũng thường xuyên sử dụng các ngôn ngữ cơ thể khác như:

  1. Chớp mắt chậm thể hiện sự tin tưởng và tự tin.
  2. Đuôi giơ cao thay cho lời chào hỏi.
  3. Húc đầu hoặc dụi má thể hiện yêu thương.
  4. Mèo khom lưng, búng đuôi và vểnh râu là dấu hiệu cảnh báo.
  5. Mèo giấu đuôi và gập tai về phía sau thể hiện sự căng thẳng.

Dấu hiệu cho thấy mèo vui vẻ và thư giãn:

  1. Đuôi mèo

    Đuôi mèo giơ cao hoặc xoắn lại nghĩa là mèo đang vui vẻ.

  2. Mắt mèo

    Ánh mắt thư giãn và buồn ngủ thể hiện sự thoải mái và tin tưởng.

  3. Chớp mắt chậm rãi

    Chớp mắt chậm rãi là biểu hiện của yêu thương thông qua ngôn ngữ cơ thể của mèo.

  4. Mèo nằm ngửa nô đùa

    Mèo nằm ngửa nô đùa có nghĩa là mèo cảm thấy an toàn tuyệt đối khi ở bên bạn.

  5. Mèo nhảy lên

    Mèo nhảy lên dụi má hoặc huých nhẹ nhàng vào bạn để thể hiện tình cảm. Hành động này cũng thể hiện sự vui mừng và phấn khích.

Dấu hiệu mèo lo lắng hoặc căng thẳng

  1. Nằm sát xuống mặt đất

    Tư thế này cho thấy mèo cảm nhận được sự nguy hiểm và đang chuẩn bị cho sẵn sàng cho một cuộc tấn công sắp tới.

  2. Tai mèo nằm ngang

    Tai mèo nằm ngang cho thấy mèo lo lắng và căng thẳng.

  3. Mắt mở to

    Mắt mở to và nhìn chằm chằm không chớp mắt có nghĩa là mèo đang tức giận và hung hăng.

Dấu hiệu cho thấy mèo cảm thấy bị đe dọa

  1. Mèo khom lưng

    Là tư thế phòng thủ giúp tạo cho mèo vẻ ngoài cao lớn và mạnh mẽ hơn.

  2. Mèo gập cong đuôi

    Mèo gập cong đuôi giấu giữa hai chân sau là dấu hiệu của sự sợ hãi.

  3. Mèo xù lông và râu

    Mèo xù lông và râu cũng giúp tạo cho mèo vẻ ngoài cao lớn và dữ dằn hơn.

Cách giao tiếp với mèo thông qua ngôn ngữ cơ thể?

Dưới đây là một số cách để giao tiếp với mèo bằng ngôn ngữ cơ thể:

  1. Tránh nhìn chằm chằm vào mắt mèo khi mèo đang căng thẳng hoặc cảm thấy bị đe dọa. 
  2. Tránh rít lên với mèo vì điều đó có thể khiến chúng cảm thấy khó chịu hoặc bị đe dọa. 
  3. Nếu mèo đang thể hiện tâm trạng vui vẻ hoặc tình cảm bằng ngôn ngữ cơ thể như húc đầu hoặc dụi má vào bạn, hãy đáp lại mèo bằng cách âu yếm, vuốt ve mèo hoặc thưởng đồ ăn vặt cho mèo.

Các câu hỏi thường gặp

  1. Dấu hiệu gì cho thấy mèo thích bạn?

    Mèo là loài giàu tình cảm và rất thích thể hiện tình cảm với những người mà chúng yêu mến. Những cái húc đầu, dụi má nhẹ nhàng hay chớp mắt chậm rãi là những dấu hiệu cho thấy mèo thích bạn. 

  2. Cách nhận biết những ngôn ngữ cơ thể tích cực của mèo?

    Mèo có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau, từ tích cực đến tiêu cực. Ngôn ngữ cơ thể tích cực thể hiện qua các tư thế thoải mái và thư giãn, chớp mắt chậm rãi, đuôi giơ cao, nhảy lên, nằm ngửa chơi đùa, v.v.

  3. Ngôn ngữ cơ thể của mèo gồm những gì?

    Ngoài giao tiếp bằng âm thanh, mèo cũng dùng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ và nhiều cảm xúc khác. Ngôn ngữ cơ thể của mèo được biểu hiện qua các tư thế của mèo, cử động đuôi mèo, tai mèo và mắt mèo. 

  4. Lông mèo có ý nghĩa thế nào với mèo?

    Lớp lông phủ trên da và cơ thể mèo không chỉ giúp bảo vệ làn da mỏng manh của chúng mà còn để giữ nhiệt và bảo vệ mèo khỏi thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt, cũng như các yếu tố nguy hại khác trong môi trường. Lớp lông trên cơ thể mèo trong tiếng Anh gọi là Cat Coat (nghĩa đen là áo khoác mèo). 

  5. Lông mèo có mấy lớp?

    Mèo thường có hai lớp lông mọc phủ trên da mèo. Lớp bên trong là lớp lông tơ ngắn, tiếng Anh gọi là “fur”, cần vạch lớp bên ngoài ra mới nhìn thấy, lớp bên ngoài dài hơn và bạn có thể nhìn thấy ngay gọi là “hair”. Chiều dài lớp lông bên ngoài sẽ khác nhau tùy từng giống mèo. 

  6. Lớp lông tơ có được coi là “áo khoác mèo” không?

    Mặc dù lớp lông tơ của mèo trong tiếng Anh được gọi là “cat coat” vì lớp lông này có chức năng chính là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giữ nhiệt để chống lại thời tiết lạnh giá, nhưng lông tơ mèo không thực sự có đầy đủ chức năng giống như những chiếc áo khoác mà con người chúng ta thường dùng. 

  7. Lông tơ mèo có xù không?

    Một số giống mèo như mèo Maine Coon và mèo rừng Na Uy có bộ lông bên ngoài dài và lông tơ xù bên trong. Các giống mèo lông ngắn thường có lông tơ ngắn và dày hơn, còn mèo Sphynx thì chỉ có một lớp lông tơ rất mỏng. 

Whiskas product