Whiskas imagery

Tìm kiếm

Nhập từ khóa để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm

Lợi ích của tiêm vacxin cho mèo và lịch tiêm phòng cho mèo

Giới thiệu về vắc xin cho mèo

Ngày nay, việc tiêm phòng cho mèo đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo mèo cưng sống lâu, khỏe mạnh mà không mắc phải bất kỳ bệnh tật đáng lo ngại nào. Tiêm phòng cho mèo giúp kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh tất cả các kháng thể cần thiết để chống lại bệnh tật, nhờ đó mèo sẽ ít bị nhiễm bệnh. Hoàn toàn trái ngược với niềm tin phổ biến rằng mèo có chín mạng sống, nếu không tiêm vacxin cho mèo, mèo sẽ rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Có cần chích ngừa cho mèo không?

Có! Mèo cần được tiêm vacxin cho mèo đầy đủ để có thể tránh được những nguy cơ về sức khỏe. Vaccine cho mèo hiện đại đã chứng minh được hiệu quả trong việc kích thích hệ miễn dịch ở mèo và đảm bảo chúng có khả năng chiến đấu chống lại các tác nhân lạ có thể gây tổn hại đến sức khỏe. Tiêm vacxin cho mèo cũng là cách để ngăn chặn sự lây lan vi-rút giữa các bé mèo trong cùng nhà.

Các loại vắc xin cho mèo

Các loại vắc xin cho mèo sau đây được khuyến nghị để phòng bệnh cho mèo:

  • Vắc xin Tricat

    Vắc xin tricat là một loại vắc xin sống đông khô, dùng đường tiêm có chứa các chủng vi rút gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (còn được gọi là MW-1), vi rút calici ở mèo và vi rút herpes ở mèo (gây bệnh viêm mũi khí quản), giúp bảo vệ mèo khỏi vi rút lên đến 3 năm. Vi rút tricat được tiêm dưới da với các liều vắc xin hoàn nguyên 1ml tiêm cách nhau từ 3 đến 4 tuần. Tuổi tiêm phòng cho mèo con đối với liều vắc xin tricat đầu tiên thường là khi mèo được 8-9 tuần tuổi, sau đó là mũi tiêm nhắc lại khi mèo được ít nhất 12 tháng tuổi.

  • Vắc xin Tetracat

    Vắc xin Tetracat, hay vắc xin phòng bệnh chlamydia, giảm bạch cầu ở mèo, viêm mũi khí quản ở mèo và vi rút calici ở mèo thường được sử dụng để phòng ngừa các bệnh có triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, viêm kết mạc và ố lông khóe mắt. Ngoài ra, vắc xin này cũng thường được dùng để phòng ngừa viêm phổi do nhiễm trùng. Liều vắc xin tetracat đầu tiên để tiêm phòng cho mèo con thường là khi mèo con được từ 12 đến 14 tuần tuổi.

  • Vắc-xin dại

    Bệnh dại là một bệnh xảy ra phổ biến ở động vật hoang dã, do vi-rút gây ra và có thể truyền từ con vật này sang con vật khác qua vết thương sâu và vết cắn, hoặc vết cào, trầy xước. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh dại, mèo cần được áp dụng biện pháp trợ tử nhân đạo để chấm dứt đau đớn. Không chỉ là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến một bộ phận đáng kể quần thể mèo trên toàn thế giới, mà bệnh dại còn có thể lây sang người, do đó, việc tiêm vacxin cho mèo để phòng bệnh dại cho mèo là đặc biệt quan trọng. Các bác sĩ thú y thường khuyến cáo nên cho mèo tiêm vắc xin phòng dại hàng năm kể từ khi mèo được 12 tuần tuổi.

  • Vắc xin phòng bệnh đặc thù

    Ngoài vắc xin tricat, tetracat và vắc xin phòng bệnh dại, tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của mèo và những nguy cơ đi kèm, bác sĩ thú y cũng có thể khuyến cáo tiêm ngừa cho mèo các loại vắc xin phòng bệnh đặc thù, như vắc xin chlamydophila, là loại vi khuẩn gây viêm kết mạc ở mèo con và mèo nhỏ, có thể gây biến chứng ở đường hô hấp trên nếu không được kiểm soát và do vậy cần tiêm phòng cho mèo con để phòng loại vi khuẩn này; hay vắc xin phòng FIV hay AIDS ở mèo. Vì FIV trực tiếp tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch, nên nếu không được tiêm phòng kịp thời, mèo có thể dễ mắc các bệnh gây sốt, tổn thương, lở loét và tiêu chảy.

Khi nào nên tiêm ngừa cho mèo?

Dù mèo thích ở trong nhà, hay thích phiêu lưu khám phá ngoài trời, thì hầu hết các mũi tiêm phòng cho mèo con đều được tiến hành từ sớm, khi mèo được 12 đến 16 tuần tuổi. Tiêm phòng cho mèo con sớm giúp chúng phát triển hệ miễn dịch một cách tự nhiên và tránh được hầu hết các bệnh tật, nhất là các bệnh do vi rút gây ra.

Mèo trưởng thành cũng cần tiêm nhắc lại vaccine mèo hàng năm hoặc ba năm một lần để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bác sĩ thú y có thể căn cứ vào sức khỏe tổng thể của mèo để lên lịch tiêm nhắc lại phù hợp.

Những bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine cho mèo

Vaccine cho mèo giúp nâng cao khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng, và đã được chứng mình là cực kỳ hiệu quả trong việc phòng tránh các bệnh có khả năng gây tử vong như bệnh dại - một căn bệnh có thể lây sang người qua vết trầy xước và vết cắn, giảm bạch cầu ở mèo, nhiễm herpes ở mèo, bệnh bạch cầu ở mèo, và vi rút calici ở mèo. Ngoài ra, vắc-xin cũng đóng một vai trò hiệu quả trong việc điều trị các bệnh khác như bệnh giun tim, giun đường ruột, nhiễm vi khuẩn và vi-rút, đặc biệt là vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và ngăn bệnh trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

Chuẩn bị trước khi chích ngừa cho mèo

Chuẩn bị trước khi chích ngừa cho mèo là việc làm cần thiết, nhưng không hề dễ dàng. Bạn có thể làm theo các bước dưới đây để đảm bảo mèo cưng được chăm sóc chu đáo trước mỗi lần tiêm phòng mèo:

  • Đặt lịch khám với bác sĩ thú y. Cung cấp tất cả thông tin cần thiết về mèo, bao gồm tên và liều lượng các thuốc đang dùng, chế độ ăn uống, cũng như tiền sử bệnh và lịch sử tiêm phòng.
  • Mang theo đồ chơi yêu thích của mèo hoặc một chiếc chăn để chúng rúc vào khi đi chích ngừa mèo có thể giúp mèo thư giãn.
  • Cho bác sĩ thú y biết sở thích và kiểu hành vi của mèo để đảm bảo mèo được bác sĩ chăm sóc phù hợp.

Lưu ý sau khi tiêm ngừa cho mèo

Việc tiêm ngừa cho mèo chẳng phải một trải nghiệm gì thú vị đối với mèo cưng, không những thế còn có thể khiến mèo trở nên căng thẳng và cáu kỉnh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để đảm bảo rằng mèo cưng bé nhỏ được chăm sóc đầy đủ và dễ chịu sau khi tiêm vaccine mèo:

  • Chích ngừa mèo có thể khiến mèo thay đổi hành vi trong vài ngày, với các biểu hiện như chán ăn, thường xuyên chợp mắt, nhạy cảm, hoặc không vui vẻ như thường ngày khi ở cùng bạn. Hãy hiểu cho nhu cầu về không gian riêng của mèo trong những ngày này và tránh khiến mèo bị ngợp.
  • Chuẩn bị cho mèo một chiếc giường ấm áp để giúp mèo nghỉ ngơi và hồi phục nhanh hơn. Có thể tạm thời chuyển mèo sang một căn phòng yên tĩnh và dễ chịu, tránh xa những tiếng ồn không cần thiết.
  • Đảm bảo thức ăn và nước uống được để ở vị trí thuận tiện để mèo được cung cấp đủ nước và đủ chất. Bạn cũng có thể thưởng cho mèo đồ ăn chúng yêu thích.
  • Tránh để mèo nổi giận hoặc kích động sau khi tiêm phòng.
  • Theo dõi các triệu chứng bất thường như thở khó nhọc, suy sụp, co giật, tiêu chảy kéo dài hoặc nôn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn sau khi tiêm phòng mèo và cần phải có chăm sóc y tế.

Câu hỏi thường gặp về vắc xin cho mèo

  1. Mèo cần những loại vắc xin nào?

    Mèo cần vắc xin phòng bệnh dại, vắc xin tricat và tetracat để phòng bệnh giảm bạch cầu, bệnh do vi rút calici và viêm mũi khí quản do vi rút, cũng như các loại vắc xin phòng các bệnh đặc thù khác như bệnh bạch cầu ở mèo và bệnh do vi khuẩn bordetella.

  2. Vắc xin 3 trong 1 cho mèo là gì?

    Vắc xin 3 trong 1, đúng như tên gọi, là loại vắc xin giúp bảo vệ mèo khỏi ba căn bệnh, đó là bệnh do vi rút calici ở mèo, giảm bạch cầu ở mèo và viêm mũi khí quản do vi rút ở mèo. Loại vắc xin tiêm phòng mèo này được cho dùng qua đường tiêm.

  3. Những vắc xin quan trọng cho mèo?

    Các loại vắc xin cơ bản dành cho mèo, bao gồm vắc xin phòng bệnh dại, viêm mũi khí quản ở mèo, vi rút calici ở mèo và giảm bạch cầu ở mèo. Ngoài ra còn một số loại vắc xin khác cần chích ngừa cho mèo như vắc xin phòng bệnh bạch cầu ở mèo, vắc xin chlamydophila felis và bordetella bronchiseptica.

  4. Có cần tiêm vắc xin cho mèo không?

    Ở giai đoạn sơ sinh, mèo thường dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Chích ngừa mèo là một biện pháp phòng ngừa để giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh và tránh bất kỳ nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nào có thể gây tử vong. Ngoài ra, việc tiêm phòng mèo cũng rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan vi rút từ mèo này sang mèo khác hoặc sang người.

  5. Cần lưu ý điều gì sau khi tiêm phòng cho mèo?

    Việc tiêm phòng cho mèo có thể khiến mèo cưng của bạn căng thẳng, lo lắng và bối rối. Hãy chuẩn bị cho mèo một chiếc giường ấm áp, dễ chịu để nghỉ ngơi và hồi phục, đặt thức ăn và nước uống ở vị trí thuận tiện để mèo được cung cấp đủ nước và đủ chất, đồng thời tránh làm chúng bị kích động hoặc nổi cáu vô ích. Mèo sẽ có thể hồi phục nhanh chóng nếu được nghỉ ngơi, yêu thương và chăm sóc đầy đủ!

Whiskas product