Nhập từ khóa để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm
Bạn có biết tỷ lệ mắc giun ở mèo còn cao hơn ở người? Trong khi chúng ta có thể dễ dàng thể hiện khi bản thân gặp vấn đề, nhưng mèo cưng thì không. Vì vậy, hãy để ý các dấu hiệu khó chịu có thể cảnh báo tình trạng nhiễm giun ở mèo, thay vì để mèo âm thầm chịu đựng. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy mèo bị giun là mèo đột nhiên mất đi nguồn năng lượng hứng khởi thường ngày. Nếu bé mèo của bạn thích nhảy vào lòng bạn mỗi khi bạn trở về nhà hoặc luôn quấy rầy mỗi khi bạn làm việc để thu hút sự chú ý, rồi bỗng một ngày mèo trở nên thu mình và tránh tiếp xúc, thì chắc chắn mèo đang gặp vấn đề gì đó.
Có nhiều loại giun khác nhau có thể gây hại nghiêm trọng cho mèo, chẳng hạn như giun tròn, sán dây, giun móc, giun tim, v.v. Giun tròn và sán dây gây hại tương tự nhau ở mèo con. Chúng ngăn cản sự phát triển bình thường của mèo, và khiến mèo thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa. Giun tròn làm tăng sinh hơi trong bụng, khiến mèo bị phình bụng, và cực kỳ khó chịu. Giun móc là tình trạng thường đe dọa đến tính mạng vì chúng hút máu mèo để sống, gây thiếu máu. Giun tim lây truyền qua muỗi đốt với các triệu chứng thường gặp nhất là nôn và sụt cân.
Nếu mèo cưng có biểu hiện chán ăn, sụt cân hoặc tiêu chảy, thì nhiều khả năng mèo đã bị nhiễm giun. Ở mèo lớn, việc nhiễm giun thường không gây nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nhưng cũng không vì thế mà bạn chủ quan, lơ là. Bạn vẫn nên đưa mèo đi khám bác sĩ nếu mèo bị giun. Ở mèo nhỏ, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, nên hậu quả của việc nhiễm giun thường nghiêm trọng hơn nhiều. Vì không phải lúc nào các dấu hiệu, triệu chứng của tình trạng nhiễm giun ở mèo cũng rõ ràng nên bạn phải đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra định kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng hoặc làm các xét nghiệm cần thiết để xác định loại giun mà mèo nhiễm phải, để có phương án điều trị phù hợp, và mèo cưng sẽ sớm trở lại là bé mèo tinh nghịch, vui tươi.
Mèo dễ bị nhiễm giun do người chăm sóc không đủ cẩn thận, giữ vệ sinh chưa tốt nên vô tình truyền bệnh cho mèo. Vì vậy, bạn cần phân biệt được các loại giun khác nhau ở mèo để có cách xử lý phù hợp.
Giun tròn trông giống như những sợi mì và được truyền từ con vật bị nhiễm bệnh sang con vật khỏe mạnh qua phân có chứa giun. Khi chó, mèo nhiễm bệnh phóng uế ra đất, trong phân sẽ có chứa giun. Giun lẫn vào trong đất và có thể đi vào dạ dày của mèo cưng nếu mèo không được vệ sinh sạch sẽ sau khi đi dạo qua chỗ đất dính phân. Các triệu chứng của giun đường ruột ở mèo bao gồm nôn nhiều, tiêu chảy, chán ăn, mệt mỏi, lông xấu, và bụng phệ (phình bụng) do quá nhiều hơi hình thành trong bụng. Con người cũng có thể bị nhiễm giun tròn khi ăn phải ấu trùng giun.
Ở mèo trưởng thành, dấu hiệu của sán dây rất khó xác định. Trong khi đó ở mèo con, sán dây có thể gây sụt cân nghiêm trọng, khó chịu quanh hậu môn và nôn. Sán dây trông giống như những hạt gạo nhỏ và hầu như luôn lẫn trong phân của con vật nhiễm bệnh, và từ đó lây nhiễm cho các con vật khác. Là một dạng giun mèo, do đó sán dây chỉ bắt đầu ảnh hưởng đến mèo khi sán đã đi tới ruột. Sán dây tích tụ trong ruột có thể gây tắc nghẽn ruột, làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu. Các triệu chứng của giun đường ruột ở mèo bao gồm tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, co giật và rụng lông quá nhiều.
Chính tên “giun tim” đã cho biết loại giun này ảnh hưởng đến cơ quan nào. Giun tim gây ra tổn thương nghiêm trọng cho các mạch máu, tim và phổi. Ngoài ra, không có triệu chứng cụ thể nào khác khi nhiễm giun tim, do đó bệnh thậm chí có thể gây tử vong mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Một số mèo có gặp phải các triệu chứng khó thở, tim đập nhanh, nôn, v.v.. Do bệnh giun tim không có cách chữa trị nên cách duy nhất để bảo vệ mèo cưng là tránh không để mèo bị muỗi đốt, vì muỗi là tác nhân chính truyền bệnh giun tim ở mèo.
Sán lá phổi là căn bệnh rất hiếm gặp nên khả năng mèo của bạn mắc phải loại giun mèo này là rất thấp. Tuy nhiên, dạng giun phổi này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng và phải được điều trị hết sức cẩn thận. Nếu mèo con uống phải nước bị ô nhiễm hoặc ăn phải các sinh vật nhỏ khác bị nhiễm giun phổi, giun sẽ tìm đường đến phổi và sinh sản ở đó. Các triệu chứng thường bao gồm ho quá nhiều, nôn hoặc tiêu chảy. Giun cũng theo đường đó để đi ra ngoài môi trường. Các dấu hiệu này dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác như viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Không giống như các loại giun khác ở mèo, giun móc không gây triệu chứng gì ở mèo có tuổi. Nhưng ở mèo nhỏ tuổi hơn, nhiễm giun móc có thể gây tiêu chảy dữ dội và thiếu máu do giun hút máu mèo để sống. Giun móc bám vào thành ruột gây xuất huyết quá mức có thể rất nguy hiểm. Con đường lây nhiễm giun móc là qua phân của các con vật bị nhiễm bệnh khác. Mèo cưng của bạn có thể ăn phải ấu trùng từ đất hoặc thậm chí bị nhiễm bệnh khi đi qua chỗ đất có lẫn ấu trùng giun móc. Con người cũng có thể bị nhiễm loại giun mèo này với biểu hiện là những vùng da bị tổn thương và ngứa quá mức.
Nếu bạn quyết định đón một bé mèo về nhà, bạn phải quen với việc lông mèo sẽ có trên mọi đồ đạc trong nhà. Khi mèo tự chải lông, lông mèo có thể rụng ra và bám vào mọi thứ, từ đồ nội thất đến quần áo. Việc mèo tự chải lông là chuyện hết sức bình thường. Điều khiến bạn lo lắng là khi mèo con bắt đầu rụng nhiều lông đến mức bộ của chúng trông xơ xác. Rụng lông do căng thẳng thường thấy ở những chú mèo rất lo lắng và bồn chồn. Căng thẳng khiến chúng liếm lông thường xuyên hơn bình thường, gây rụng lông nhiều.
Dưới đây là một số cách tẩy giun cho mèo để loại bỏ giun mèo một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang băn khoăn về cách tẩy giun mèo, dưới đây là một số gợi ý để bạn tham khảo:
Lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc xổ giun cho mèo nào.
Các loại giun khác nhau sẽ gây các triệu chứng khác nhau. Do đó, bạn có thể theo dõi dấu hiệu của các loại giun trong phân mèo. Chú ý thêm đến các dấu hiệu nhiễm giun đường ruột ở mèo, như tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, v.v.
Có, con người cũng có thể bị nhiễm giun từ mèo. Do đó bạn nên đeo găng tay khi cho mèo ăn hoặc dọn khay vệ sinh cho mèo. Nếu bạn sử dụng tay trần, tránh đưa tay lên mắt, miệng và rửa tay thật sạch.
Nếu nghi ngờ mèo bị giun, bạn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay. Tự ý cho mèo uống thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mèo. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về việc xổ giun cho mèo.
Giun có thể nhân lên với tốc độ nhanh chóng và có thể tiếp tục như vậy ngay cả sau khi cho mèo dùng liều thuốc tẩy giun cho mèo đầu tiên. Do đó, quá trình xổ giun cho mèo có thể kéo dài cả tháng để đảm bảo không còn một con giun nào sót lại trong cơ thể mèo.
Các loại thực phẩm như hạt bí ngô, hoa cúc, dừa, cà rốt và giấm táo có thể giúp tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên bạn vẫn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y để được tư vấn biện pháp tẩy giun hiệu quả cao hơn.