Whiskas imagery

Tìm kiếm

Nhập từ khóa để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm

Các bệnh thường gặp ở mèo: Triệu chứng & Cách điều trị

Từ xa xưa, mèo đã được biết đến là nguồn hỗ trợ tinh thần tuyệt vời cho những người thân yêu quanh chúng, nhất là người bị trầm cảm, lo âu và người có các khuyết tật về thể chất và tinh thần khác. Dù tuyệt vời đến thế, nhưng mèo cũng có thể mắc các bệnh thường gặp ở mèo và cần được điều trị.

Các bệnh thường gặp ở mèo có thể nhẹ, như tiêu chảy hay bọ chét, hoặc nghiêm trọng như bệnh bạch cầu và giun tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của mèo. Do đó, bạn phải theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu của các bệnh ở mèo để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh của mèo đúng cách, vào đúng thời điểm và tránh tình trạng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết này sẽ chia sẻ thêm về các bệnh ở mèo và cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh thường gặp ở mèo.

Các loại bệnh ở mèo

  • Tiểu đường:

    Tiểu đường là một loại bệnh phổ biến trong các loại bệnh ở mèo, đặc biệt là mèo béo phì. Mèo bị tiểu đường khi cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin tự nhiên để cân bằng lượng đường trong máu. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như khát nước và đi tiểu thường xuyên, sụt cân nhanh và nôn. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu để xem mèo có bị tiểu đường hay không và sẽ lên kế hoạch ăn uống hạn chế carbohydrate và tăng cường protein, hoặc kê đơn thuốc uống hoặc liệu pháp insulin để điều trị cho mèo.

  • Các bệnh về thận:

    Các bệnh về thận là loại bệnh thường gặp ở mèo, đặc biệt là giống mèo lông dài trên 7 tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm, mà nguyên nhân chủ yếu là do mèo nuốt phải hóa chất hoặc chất độc hại, như chất chống đông, thuốc trừ sâu hoặc thậm chí là ibuprofen, một loại thuốc thường được khuyên dùng cho người. Mèo mắc bệnh thận thường có các triệu chứng như rụng lông và sụt cân nhanh, lông khô, chảy nước dãi, hơi thở có mùi, thường xuyên khát nước và đại tiện. Nếu mèo cưng có các dấu hiệu trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y ngay để được điều trị sớm.

  • Bệnh FIV ở mèo:

    FIV, hay vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo, là 1 loại vi-rút gây ra một loại bệnh phổ biến trong các bệnh của mèo. FIV tấn công trực tiếp vào các tế bào bạch cầu thuộc hệ miễn dịch ở mèo, khiến chúng nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng và bệnh thông thường. FIV dễ lây lan qua vết cắn sâu hoặc được truyền từ mèo mẹ sang mèo con, đây là một loại bệnh phổ biến trong các bệnh ở mèo con. Vì FIV diễn biến chậm nên bệnh có thể không được phát hiện trong nhiều năm cho đến khi mèo bắt đầu biểu hiện các triệu chứng bên ngoài. Nếu mèo bắt đầu có các triệu chứng đặc trưng của FIV như chán ăn, sụt cân, lông xấu, tiêu chảy mạn tính, co giật và các dấu hiệu rối loạn thần kinh, bạn cần cho mèo đi kiểm tra, chẩn đoán xác định FIV.

  • Bệnh bạch cầu:

    Là một trong các bệnh thường gặp ở mèo con, bệnh bạch cầu là một căn bệnh gây tử vong ở mèo, cướp đi sinh mạng của khoảng 85% số mèo được chẩn đoán mắc bệnh. Bệnh này thường ức chế hệ miễn dịch ở mèo và là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu và ung thư hạch. Vi-rút gây bệnh có trong nước bọt và nước tiểu của mèo bệnh nên bệnh có thể lây lan khi mèo khỏe và mèo bệnh tiếp xúc gần, dùng chung bát ăn hoặc khi mèo đánh nhau. Mèo con cũng có thể lây bệnh bạch cầu từ mèo mẹ do tiếp nhận dinh dưỡng từ nhau thai của mèo mẹ. Các triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, rối loạn da và bàng quang và vô sinh. May thay, ngày nay mức độ nghiêm trọng của bệnh bạch cầu ở mèo đã giảm dần nhờ cải tiến về vắc-xin và kỹ thuật chẩn đoán các bệnh ở mèo con giúp phát hiện bệnh sớm.

  • Bệnh dại:

    Bệnh dại là bệnh thường gặp ở mèo. Bệnh dại ở mèo lây lan qua vết cắn và vết cào xước và có thể gây tử vong nếu bệnh lây lan khắp hệ thần kinh bao gồm cả não bộ. Điều khiến bệnh dại trở thành bệnh nguy hiểm ở mèo là bệnh có thể truyền sang người qua nước bọt khi bị mèo dại cắn. Bệnh dại có thể biểu hiện những dấu hiệu nghiêm trọng về rối loạn hệ thần kinh trung ương và thay đổi kiểu hành vi. Các triệu chứng thường gặp liên quan đến bệnh dại bao gồm sụt cân, co thắt cơ và co giật, tê liệt bất ngờ, hoạt động quá mức và hung hăng. Căn bệnh ở mèo gây nguy hiểm tính mạng này cần được điều trị y khoa ngay lập tức.

  • Giun tim:

    Giun tim là một bệnh ở mèo rất khó phát hiện, gây nguy hiểm tính mạng, và lây lan chủ yếu do muỗi. Mèo mắc bệnh sẽ có những con giun dài khoảng 1/3 m sống trong tim, phổi và các mạch máu khu trú. Bệnh có thể trầm trọng hơn theo thời gian, dẫn đến biến chứng ở phổi, suy tim cấp và tổn thương các cơ quan liên quan khác. Mèo bị giun tim thường có các dấu hiệu như nôn, ho, co giật, ngất xỉu và khó thở. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì vậy phòng ngừa là biện pháp duy nhất để bảo vệ mèo cưng trước các tác động của bệnh này.

  • Cường giáp:

    Cường giáp là một bệnh lý nội tiết phổ biến ở mèo, thường được phát hiện ở mèo trên 8 tuổi do tuyến giáp của mèo sản xuất quá nhiều hoóc-môn tuyến giáp. Khi mắc bệnh, tốc độ trao đổi chất của mèo có thể tăng đến mức báo động, gây áp lực đáng kể cho tim, gan, thận và các cơ quan quan trọng khác. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và bệnh tim, có thể gây tử vong. Vì vậy, nếu quan sát thấy các triệu chứng tiềm tàng của bệnh cường giáp, chẳng hạn như sụt cân, tiêu chảy, nôn thường xuyên, khát nước và đi tiểu nhiều, lông xấu hoặc thay đổi khẩu vị, bạn phải đặt lịch cho mèo đi khám bác sĩ thú y để tránh bệnh trở nặng.

Cách chăm sóc mèo bị bệnh?

  • Chăm sóc –

    Khi bị mắc các bệnh của mèo, bé cưng cần được yêu thương và quan tâm nhiều hơn để chóng khỏe lại. Hãy bố trí cho mèo một nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Ngoài chỗ ngủ ấm áp, hãy đảm bảo đồ ăn, thức uống và cả khay vệ sinh đều được đặt ở vị trí thuận tiện cho mèo. Tránh trêu đùa, chọc giận mèo.

  • Chế độ ăn kiêng –

    Khi mèo bị ốm, chế độ ăn uống thông thường có thể gây ra chứng khó tiêu. Vì vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lên một kế hoạch ăn kiêng đặc biệt cho mèo, đảm bảo cung cấp đủ nước, vitamin và dưỡng chất quan trọng cần thiết để giúp mèo phục hồi nhanh chóng. Chuẩn bị nước sạch và thức ăn tươi ngon, và chia thành nhiều bữa nhỏ có thể sẽ khuyến khích mèo ăn uống trở lại.

  • Tần suất đi khám bác sĩ thú y –

    Mèo cần được đưa đi khám bác sĩ thú y ít nhất sáu tháng một lần. Tuy nhiên, nếu mèo bị ốm yếu, bạn nên cho mèo đi khám thường xuyên. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh tình, mèo có thể cần được thăm khám hai lần một tháng hoặc hàng tuần.

  • Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh của mèo –

    Để đảm bảo sức khỏe cho mèo và chính bạn, khi mèo bị ốm, cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Rửa tay thật sạch trước và sau khi tiếp xúc với mèo để tránh truyền nhiễm vi trùng và các bệnh truyền nhiễm ở mèo. Thường xuyên cọ rửa khay vệ sinh của mèo. Tránh mọi hành vi kích động, có thể khiến bạn bị mèo cào, cắn, vì khi bị ốm, tâm trạng của mèo thường không tốt. Ngoài ra, điều quan trọng là luôn trấn an mèo và giữ liên lạc với bác sĩ thú y.

Câu hỏi thường gặp về các bệnh ở mèo

  1. Những bệnh thường gặp ở mèo?

    Các bệnh thường gặp ở mèo bao gồm bệnh bạch cầu, Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV), bệnh tiểu đường, giun tim, v.v.

  2. Các bệnh ở mèo thường gây những triệu chứng gì?

    Nắm được các triệu chứng của những bệnh thường gặp ở mèo có thể giúp bạn kịp thời phát hiện các bệnh của mèo. Các triệu chứng bệnh ở mèo có thể bao gồm thay đổi tâm trạng, thở nhanh và khó thở, sụt cân nhanh và rụng lông nhiều, nôn và tiêu chảy.

  3. Mèo có thể lây bệnh cho người không?

    Mặc dù con người không dễ mắc các bệnh đặc trưng ở mèo, nhưng vẫn có thể bị bệnh khi tiếp xúc với mèo bệnh. Ngoài ra, mèo bị bệnh thường mang mầm bệnh có hại có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng trừ khi bạn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn.

  4. Bệnh nguy hiểm ở mèo?

    Các bệnh nguy hiểm ở mèo phải kể đến bệnh bạch cầu ở mèo (dẫn đến một số nguy cơ về sức khỏe, sau cùng sẽ tấn công hệ miễn dịch và gây suy tủy xương), và vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV, tấn công hệ miễn dịch, khiến mèo dễ mắc các bệnh nhiễm trùng thường gặp và bệnh ở mèo nói chung).

  5. Các bệnh truyền nhiễm ở mèo qua tiếp xúc trực tiếp?

    Giảm bạch cầu ở mèo là một loại bệnh truyền nhiễm ở mèo, do vi-rút gây ra, rất dễ lây lan qua chất dịch cơ thể, bọ chét, phân, cũng như qua máu nhiễm bệnh, bát nước, khay vệ sinh và quần áo bị nhiễm bẩn. Ngoài các bệnh thường gặp ở mèo con, mèo con cũng có thể bị lây bệnh do vi-rút từ mèo mẹ khi mèo mẹ chưa được tiêm phòng.

Whiskas product